Thành Phố Đồng Hới là một thành phố trẻ với những mái ngói đỏ tươi đang vươn mình ra biển. Đồng Hới của những ngày hôm nay yên bình nhưng đầy sức sống. Thành Phố Đồng Hới nằm ở điểm hẹp nhất theo chiều Đông Tây của Việt Nam còn được coi là cái eo đòn gánh trên bản đồ Việt Nam là trung tâm hành chính đô thị lớn nhất của Tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới nằm trên trục giao thông Bắc Nam và nằm gần giữa của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trên đường bộ, Đồng Hới cách Hà Nội 500km về phía Nam, cách Huế 166km về phía Bắc tính theo đường chim bay. Thành Phố cách biên giới Việt Lào trên dưới 40km phía tây Bắc và Tây Bắc giáp huyện Bố Trạch, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh cùng thuộc tỉnh Quảng Bình. Thành Phố Đồng Hới hiện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc: 8 phường, 6 xã , Phường Bắc Lý, Nam Lý, Bắc Nghĩa, Đức Ninh Đông, Hải Thành, Đồng Hải, Phú Hải và Đồng Sơn; các xã: Quang Phú, Lộc Ninh, Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Đức Ninh và Bảo Ninh.
Đồng Hới xinh đẹp từ trên cao
Địa hình toàn tỉnh Quảng Bình nói chung rất đa dạng với các khối núi và hang động hình thành hàng trăm triệu năm. Tại sao hệ thống sông ngòi ở Đồng Hới cũng đặc biệt? Sau khi các dòng chảy lớn nhỏ trên những vùng cao ở phía tây tỉnh len lỏi qua các hang động và núi cao sẽ xuất hiện lộ thiên thành những con sông lớn chạy quanh qua những cánh đồng ở phía Đông và phía Nam chúng bồi đắp nên một vùng đất trù phú. Hệ thống sông Kiến Giang Nhật Lệ là dòng chảy nghịch hiếm hoi trên lãnh thổ Việt Nam dọc bờ sông hình thành nên những xóm làng và những đô thị lớn của tỉnh là đô thị Kiến Giang Quán Hàu và đặc biệt là Đồng Hới có thể nói đây là những dòng sông lịch sử chảy qua nhiều địa tầng cả về địa lý lẫn những tầng văn hóa, là dòng chảy xuyên suốt trong đời sống văn hóa địa phương.
Hồ Bàu Tró nơi lưu trữ di chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Quảng Bình
Hàng năm qua vùng đất của những cuộc phân định lịch sử. Chính vì vai trò đặc biệt của vùng đất Quảng Bình. Ở đây có hồ Bàu Tró gần cửa sông Nhật Lệ nơi xuất phát cho những khảo cổ về văn hóa Bàu Tró của các nhà khoa học Việt Pháp vào thế kỷ trước. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy nơi đây là địa bàn sinh sống của người Việt cổ từ 4 đến 5000 năm. Lịch sử cũng cho rằng vùng đất Quảng Bình đã có sự hiện diện của những cư dân từ thời đại các vua Hùng. Sách Đại Nam nhất thống chí trong phần Quảng Bình có ghi xưa là đất Việt. Thường Thị tức là một trong 15 bộ của nước Văn La sau trải qua thời kỳ đấu tranh chống lại đô hộ Phương Bắc dân ở phía Nam Hoành Sơn hình thành nên nhà nước Lập Ấp sau gọi là Chiêm Thành, Khu vực này thuộc ba Châu bố Chín địa lị. Chiêm Thành là một nhà nước trong lịch sử Việt Nam và việc tranh chấp giữa Đại Việt và Chiêm Thành là một phần trong lịch sử Việt Nam sau nhiều thế kỷ tranh chấp dưới thời nhà lý Ba Châu đặt dưới sự quản lý của Đại Việt. Lãnh thổ Việt Nam lúc này kéo dài đến Bắc Quảng Trị ngày này. Tới thời các vua Trần cuộc hôn nhân chính trị giữa hai nước diễn ra công chúa Huyền Trân Đại Việt gả cho vua Chiêm Thành – Chế Mân đổi lấy hai Châu Ô Rí. Có tài liệu ghi là Châu Ô và Châu Rí tương đương với khu vực Bắc đèo Hải Vân tới Quảng Trị ngày nay chính vì vậy nên mới có sự chia tay trên dòng sông Nhật Lệ.
Quảng Bình Quan biểu tượng của Quảng Bình
Các đời vua tiếp tục mộ dân khai khẩn vùng đất này tới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Quảng Bình lại trở thành vùng biên phân định đàng trong và đàng ngoài. Lúc này Quảng Bình gồm cả Đồng Hới nằm về phía nam sông Gianh nên thuộc sự quản lý của cá chúa Nguyễn. Vùng Đồng Hới là vùng hẹp nhất theo chiều ngang nên các chúa Nguyễn quyết định xây dựng phòng tuyến tại đây. Quảng Bình Quan – biểu tượng của Quảng Bình là công trình giữa trung tâm thành phố Đồng Hới năm 1630 để chống lại quân chúa Trịnh ở đàng ngoài Đào Duy Từ đã đề xuất với chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây dựng hệ thống Động Hải và lũy phòng thủ trong đó Quảng Bình Quan này chính là một cửa ải trọng yếu nhất. Đào Duy Từ được coi là một nhà quân sự giỏi được các chúa Nguyễn gọi là thầy thành ra hệ thống phòng thủ của ông tạo ra được gọi chung lũy thầy. Sau thời đại của ông thì các học trò Đào Duy Từ tiếp tục mở rộng lũy thầy ra phía Cồn Cát Bảo Ninh gọi là Lũy Trường Sa. Hệ thống đã giữ đàng trong an toàn trong hơn 100 năm cho tới năm 1774 lúc này quân Trịnh vượt qua Lũy Thầy tiến tới Phú Xuân không lâu sau đến năm nghĩa quân Tây Sơn tiến ra bắt chiếm luôn Thăng Long bước đầu thống nhất lãnh thổ. Hậu Duệ của chúa Nguyễn đánh đổ Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn vào năm 1802 lúc này nhà Nguyễn cải tạo xây dựng lại bằng gạch gọi là thành Quảng Bình chúng ta đang thấy đây là một cửa của thành. Hình thế cửa thành còn khá nguyên vẹn thành trở thành điểm phòng thủ phí Bắc cho kinh đô Phú Xuân tức là Huế ngày nay.
Năm 1954 sau thời kỳ dài kháng Pháp buộc phải vào bàn đàm phán Vĩ Tuyến 17 trở thành ranh giời chia cách hai miền Bắc Nam. Riêng trong lần chia cắt này thì Đồng Hới và Quảng Bình lại nằm ở phía bắc của Vĩ Tuyến. Các cuộc đấu tranh tại hai bờ vĩ tuyến tiếp tục diễn ra. Cùng với Quảng Trị thì Quảng Bình cũng là địa bàn xảy ra nhiều trận dội bom ác liệt vùng đất Quảng Bình cũng đã góp sức vào công cuộc thống nhất nước nhà. Trong thời kỳ hiện đại Quảng Bình nơi dòng sông Nhật Lệ bình yên gặp biển Đông là nơi chứng kiến sự thịnh suy theo vận nước bao lần chia cách.Ban đầu Đồng Hới có mặ như một thành trì quân sự khi chúa Nguyễn xây dựng thành lũy ven bờ Nhật Lệ thì phía ngoài thành dân cư cũng về lập chợ buôn bán khu vực tiền thân của đô thị Đồng Hới vốn là làng Động Hải sau đọc lại thành Đồng Hải nằm bên bở tản của sông Nhật Lệ. Năm 1939 chính quyền Pháp bắt triều đình Huế cắt các làng lân cận Đồng Hải để nâng cấp thành đô thị và cho thành lập thị xã có tên là thị xã Đồng Hới. Năm 2004 thị xã Đồng Hới được công nhận là thành phố cơ sở hạ tầng có sự đồng bộ. Cầu Nhật Lệ nối liền hai bờ sông được khánh thành cuối năm. Dân số hiện tại ước tính là 140.000 người đã được công nhận đô thị loại 2 năm 2014. Nhìn chung diện mạo khang trang mật độ nhà cửa cũng rất đông hài hòa giữa không gian công cộng cây xanh và nhà ở Đồng Hới cũng xem là điển hình cho một đô thị khang trang.
Một phần của thành cổ Quảng Bình – cổng phía Đông
Thành Quảng Bình vẫn còn thấy khá nguyên vẹn từ trên cao chúng ta có thể nhận thấy thông qua các cổng thành và hào nước ở đây thì người ta đã cho xây dựng quảng trường và bảo tàng cùng một số cơ quan khác. Đây cũng là một điểm nhấn đô thị giống như là ở thành phố Vinh của Nghệ An. Hệ thống các cầu nối đôi bờ Nhật Lệ các đường trục chính ở Đồng Hới cũng rất quy mô thường rộng. Đồng Hới có nhà ga đường sắt nằm ở nội ô sân bay thì cách trung tâm khoảng 15 phút thành ra rất thuận lợi. Thời tiết nhìn chung ở Bắc Miền Trung thì không phải thuận lợi lắm còn nói về thời tiết Quảng Bình thì người ta thường hay dùng nững câu như là chưa mưa đã đục như nắng đã khô hay là vùng đất gió Lào cát trắng. Dãy Trường Sơn có tác động quan trọng đối với thời tiết Quảng Bình từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là mùa mưa giờ từ hướng Bắc và Đông Bắc mang hơi ẩm bị trắng lại và gây mưa. Còn vào mùa khô thì gió tây và tây nam gặp dãy trường sơn bị giữa lại hết hơi ẩm ở phía bên kia vượt qua dãy núi thì trở nên khô và nóng. Nhưng nhờ có sự điều hòa bởi biển độ dốc địa hình không lớn và cao độ đa số cũng trên 6m so với mực nước biển thành ra ít khắc nghiệt hơn cả về mùa khô và mùa mưa. Thành phố Đồng Hới có hai khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Bắc Đồng Hới và khu công nghiệp Tây Đồng Hới. So với quy mô và sức hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp ở Quảng Bình thì khu kinh tế cảng Hòn La ở huyện Quảng Trạch thì có nhiều lợi thế hơn so với Đồng Hới. Nhìn chung quy mô Công Nghiệp ở Đồng Hới vẫn đang ở mức tiềm năng và thành phố cũng đang mở rộng và triển khai một số ưu đãi về thuế giá thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp này ở Đồng Hới. Phần lớn gia đình có con em làm việc ở nước ngoài xuất khẩu lao động.
Phong Nha Kẻ Bàng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình quanh năm
Mặc dù thời tiết không chiều lòng người lắm nhưng địa phương vẫn có sức hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh thì có 531 cơ sở lưu trú trong đó ở Đồng Hới thì chiếm hơn một nửa . Về phía Bắc thì có các vùng ranh giới lịch sử là đèo Ngang Hoành Sơn Sông Gianh rồi Đảo Yến Vũng Chùa nơi an nghỉ của Đại Tướng võ Nguyên Giáp về phía Tây thì có quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng , Hang lớn nhất thế giới Sơn Đòng. Phía Nam là vùng quê Lệ Thủy với những cánh đồng bát ngát bên bờ sông Kiến Giang. Về trung tâm Đồng Hới thì có thể đi dạo dọc bờ biển Nhật Lệ phóng tầm mắt ra biển cả bao la từ góc nhìn của những con tàu nhỏ bé lặng nhìn chiều xuống trên nhà thờ cổ Tam Tòa mà ngẫm về những câu chuyện nhân sinh. Đi qua những đồi cát Bảo Ninh Quang Phú nắng cháy, đi qua Quảng Bình Quan và những dấu tích của tường thành Quảng Bình xưa cũ hoặc ghé Hải Đăng Nhật Lệ để tìm lại tàn tích của những lũy thành năm xưa. Quảng Bình và Đồng Hới cũng có nhiêu lễ hội gắn với đời sống miền biển như lễ hội cầu ngư vào rằm tháng giêng diễn ra tại làng Cảnh Dương huyện Quảng Trạch. Ở phía Bắc Đồng Hới lễ hội cầu mùa vào tháng tư âm lịch tại xã Bảo Ninh thành phố Đồng Hới, lễ hội đua thuyền truyền thống trên bờ sông Kiến Giang hay lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Nhật Lệ đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.
Đồng Hới thành phố bình yên bên dòng sông Nhật Lệ ôm ấp bao câu chuyện của một thời lửa đạn phong ba nay với diện mạo mới khang trang với nhiều tiềm năng về du lịch. Hãy ghé thăm Đồng Hới và liên hệ với chúng tôi để được tư vấn du lịch nhé.
ĐẠI MỘC TRAVEL
Hotline: 0797 228 7 77