Đường Mòn Hồ Chí Minh và những kỷ lục đi vào huyền thoại

Cách đây 60 năm có một con đường gọi là kỳ công chiến lược , hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới đương đại đó là đường mòn Hồ Chí Minh. Toàn con đường mòn Hồ Chí Minh mà chúng ta thấy hôm nay là 2 thế kỷ đấu tranh, áp bức con đường đó có sự sống mãnh liệt. Vì nó tượng trưng cho sức chiến đấu của cả một dân tộc, gồm 5 sườn dọc, 21 trục ngang, hơn 17 km đường xe cơ giới. Đường Trường Sơn đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo vỹ đại của quân và dân ta trở thành một chiến trường rộng lớn trải dài trên 11 tỉnh của Việt Nam, 7 tỉnh nam Lào, 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia.

Đây là nơi mà ý chí con người chiến thắng mọi tàn bạo của chiến tranh, mọi trở ngại của thiên nhiên khắc nghiệt trên đại ngàn Trường Sơn. Nơi thể hiện khát vọng độc lập tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Không đơn giản là con đường mà nó là một công trình xây dựng kỳ vỹ trong lịch sử quân sự của loài người với 20.000km con đường ngang dọc, 20.000 chiến sỹ đã hy sinh, 6.000 người con mất tích và hơn 30.000 người bị thương nặng để giữ con đường luôn thông suốt dưới mưa bom của không quân Mỹ ném hơn 4 triệu tấn bom xuống đây.

Và sau này khi những tướng lĩnh sỹ quan Mỹ và phóng viên nước ngoài được trực tiếp quan sát con đường này đều ngạc nhiên khả năng kỳ diệu của đối phương . Ngay cuối năm 1966, lầu năm gốc đã kết luận, việc ném bom thẳng vào lãnh thổ Việt Nam hay còn còn là chiến dịch Sấm Rền không có hiệu quả ngăn chặn sự sâm nhập. Bằng cách này hay cách khác giải pháp duy nhất là cắt đứt hệ thống đường mòn . Các chuyên gia quân sỹ Mỹ nói rằng, máy tính điện tử đã biết rằng 3500 dặm thuộc đường mòn, biết rõ ngã tư đường, biết rõ những rảnh nước. Một chỉ huy Mỹ than thở, việc sử dụng máy bay B52 ném vào đường mòn cùng lắm như một lưỡi rìu cùn. Bắc Việt Nam chỉ cần một ngày 20 chuyến xe tải cũng đủ dùy trì tiến công . Bản thân con đường mòn được triển khai trong điều kiện cổ sơ như thế kỷ II trước công nguyên nhưng những trận đánh trên đường mòn lại áp dụng những kỹ thuật tiên tiến thế kỷ XXI.

Cuối năm 1964 mỗi ngày có khoảng 300 lần máy bay Mỹ xuất kích bắn phá đường mòn vậy mà không ăn thua gì cả. Trong 16 năm từ năm 1959 đến năm 1975, quân đội trường Sơn cùng quân dân khắp chiến trường từng bước xây dựng mạng lưới giao thông liên hoàn xuyên qua 21 tỉnh của 3 nước trên tổng chiều dài hơn 20.000km ô tô, 60km đường sông, 1400km đường ống dẫn dầu, 1500km đường dây thông tin, lực lượng bộ đội Trường Sơn đã bảo đảm 1,1 triệu cán bộ chiến sỹ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn, đưa 650.000 lượt cán bộ chiến sỹ về hậu phương miền Bắc trong đó có khoảng 310.000 thương binh bệnh binh tổ chức trên 1,5 triệu tấn hàng hóa, 5,5 triệu tấn xăng dầu chi viện cho miền Nam.

NHỮNG KỸ LỤC ĐI VÀO HUYỀN THOẠI THẾ GIỚI

Trong những năm 1964, thông thường một người lính phải mất 5 tháng cho một chuyến công tác và đặc biệt binh lính phải tự mang theo thức ăn một người lính mang ít nhất 10 kg gạo. Nếu đến các trạm hết lương thực sẽ được cung cấp thêm nhưng tùy thuộc vào tình hình thực tế. Bộ đội ta di chuyển phần lớn bằng đi bộ rất ít khi đi bằng xe tải. Xe tải luôn được ưu tiên vận chuyển lương thực và vũ khí. Người ta đã sử dụng rất nhiều phương tiện rất độc đáo: từ sức người, voi, xe đạp, xe tải,… Trước khi vận chuyển bằng xe cơ giới, thì gùy hàng là phương thức chủ yếu. Ông Nguyến Viết Sinh là bộ đội được tuyên dương vì đã mang hơn 55 tấn hàng trên lương trong 40 năm với tổng chiều dài hơn 41.000 km tương đương với đi một vòng trái đất theo hình xích đạo và mang theo lượng hàng bằng trọng lượng cơ thể. Mỗi lần ông vận chuyển từ 45-50kg. Ông được phong là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sau đó để tăng cường vận chuyển hàng hóa, bộ đội đã sử dụng xe đạp với thiết kế riêng cho việc di chuyển trên đường mòn. Và một trong số họ là ông Nguyễn Điều, thồ hàng trung bình từ 100-150kg và lập kỷ lục 420kg năm 1964.

ĐƯỜNG MÒN ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG RA SAO ?

Đường mòn có những phân khu người ta còn gọi là binh trạm. Binh trạm chịu mọi trách nhiệm tại phân khu của mình. Trách nhiệm ở đây là phá mình và bom chưa nổ, phòng vệ trước các cuộc công kích của kẻ thù. Thường một phân khu không quá 200km. với những cơ sở phục vụ cho hoạt động như kho lương thực, đạn dược, thiết bị sửa chữa xe cộ, đơn vị phòng không, đơn vị công binh. Đường mòn có rất nhiều điểm an toàn được tạo ra để trú ẩn cho hàng hóa và xe cộ.

Quảng Bình là một trong những điểm xuất phát quan trọng nhất của hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh), tuyến vận chuyển quan trọng nhất chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta.

 Tuyến đường Hồ Chí Minh của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện hình thành các khu đô thị, khu công nghiệp, các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào dân tộc ít người, thực hiện xoá đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cùng với việc xây dựng đường Hồ Chí Minh, tuyến du lịch “Con đường huyền thoại” đang được tích cực triển khai, đưa khách du lịch tham quan chiến trường xưa và các di tích lịch sử chiến tranh cách mạng. Với mục đích giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ và thu hút khách du lịch bốn phương, tuyến du lịch “ Đường Hồ Chí Minh- con đường huyền thoại” đang ngày càng trở thành một tour du lịch Quảng Bình hấp dẫn, tuyến du lịch nối quá khứ với hiện tại và tương lai.

Bài viết liên quan