Với câu nói của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp phải biết giành thắng lợi với các phương tiện ít hơn và nguồn lực Hậu cần nghèo nàn hơn đối phương và trong thực tiễn hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ đã minh chứng hùng hồn luận điểm thiên tài đó. Hôm nay tôi xin kể về một trong những hiện tượng phi thường đã bám sát thành công tư tưởng chỉ đạo nói trên và nó diễn ra sau đại thắng Điện Biên Phủ khoảng trên một chục năm. Thời điểm đó khi chủ nghĩa thực dân cũ còn chưa hết bàng hoàng lần này kẻ thù của chúng ta giàu có hùng hậu và mạnh mẽ hơn nhiều với dã tâm ý chí và mức độ tàn bạo chưa tùng có. Đây là cuộc đọ sức gần như không tưởng giữa một xóm nghèo tại vĩ tuyến 17 phía bắc sông Bến Hải với không quân và hải quân hoa kỳ mạnh nhất thế giới. Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh nhưng đất nước ta tạm thời bị chia cắt. Một câu hỏi đặt ra là tại sao không đánh tiếp để giành thắng lợi trọn vẹ tất nhiên câu trả lời lúc đó là ta chưa đủ sức chỉ vài ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã nói với đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng chúng ta sẽ còn đánh Mỹ. Đó là có lý do có cái giới tuyến định mệnh như thế này. Vĩ Tuyến 17 dòng sông bến Hải, đặc khu Vĩnh Linh không hề là những từ ngữ thông thường đó chính là nổi đau sâu thẳm trong lòng đất nước Việt Nam là vết thương của lịch sử và của mỗi trái tim Việt Nam rỉ máu. Nhưng đó cũng là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng và tầm cao nhân cách của con người. Cuộc chiến mà Mỹ tiến hành với Việt Nam thực chất là chiến tranh hủy diệt. Đó là các chuyến bay dài thả bom B52. Chiến tranh hóa học giải chất độc da cam xuống mặt đất. Chỉ riêng Vĩnh Linh phải chịu hơn nửa triệu tấn bom đạn. Mỗi đầu người chịu 7 tấn để tồn tại và chiến thắng không chỉ dựa vào ý chí mà cần dựa vào trí tuệ. Chính vì thế, hệ thống hầm đạo địa đạo ra đời người dân không kể ngày đêm kíp này xong đến kíp khác để tạo cho kịp. Trong lúc đó địch đánh phá ác liệt. Hầm chữ A ban đầu cũng không chịu nổi. Bài học từ địa đạo củ chi thật là quý giá. Với phương châm quân sự hóa toàn diện chiến sự hóa toàn khu vực lúc đầu hầm hào trong đó có hầm chữ A không đủ kiên cố không đủ độ sâu dẫn đến thiệt hại rất nặng. Cái giá phải trả là rất đắt chỉ riêng năm 1967 Vĩnh Linh đã có trên 120 dân ta thiệt mạng vì bom sập hầm. Rút kinh nghiệm đến cuối năm 1968 ở đây đã có 70 làng của 15 xã có địa đạo và đó không đơn thuần là đường hầm trú ẩn và chiến đấu như Củ Chi nữa mà đó trở thành một không gian sinh tồn dưới sâu 30m có tất cả 114 làng với tổng chiều dài 40km 2000 km số đường hào giao thông riêng. Đường hầm nhỏ có hàng chục ngàn chiếc đó là cả một hệ thống ngang dọc liên thông liên kết vĩ đại trong lòng đất như những khu phố có bệnh viện có bệnh xá hội trường sở chính quyền nhà trẻ trường học các trục chính đường hầm nhánh hệ thống các phòng giếng nước bếp ăn kho tàng trung chuyển hàng hóa để cung cấp cho chiến trường. Có lẻ không ở đâu trên thế giới này mức độ tàn nhẫn vô nhân đạo mà một đại cường quốc văn minh thản nhiên gây ra cho đồng loại ở một vùng đất nghèo lại khủng khiếp đến thế. Thật khó tìm được trong lịch sử một hành động tương tự. So sánh nhưng có một điều lạ lùng là sự kỳ diệu của sức sống chưa bao giờ bị loại ra khỏi cuộc đương đầu này. Bí quyết nằm ở chỗ cuộc sống đã được chuyển chủ yếu xuống lòng đất. Chính tướng Trần Nam Trung trên đường ra Bắc công tác đã gợi ý và truyền cảm hứng Củ Chi cho Vĩnh Linh biến mảnh đất rực trời khói lửa này thành biểu tượng mãnh liệt của niềm tình yêu thương của người lớn đã không cho phép bọn sát nhân nghiền nát thiên thần bé nhỏ này nhưng cũng chỉ tránh được những chùm bom xạ còn tên lửa bất chợt từ các chiến hàm thì đành chịu bởi chỉ có hầm sâu mới chịu nổi sức mạnh hủy dệt này. Bầu trời của mẹ luôn là hình vuông nhỏ đó là khoảng dân hầm lộ thiên của cửa thông vào đường hầm. Những cô bé cậu bé thời đó dù ở góc biển chân trời nào cũng đều là chứng nhân của một thời khủng khiếp về sự khóc liệt giữa cái ác và cái thiện giữa quỹ dữ và thiên thần.
Địa Đạo Vịnh Mốc có 17 trẻ em sinh ra ở đây
Trong thời gian ấy các cuộc họp quan trọng của hiệp đội Vĩnh Linh xoay quanh vấn đề làm sao đảm bảo được an toàn cho bộ đội dân quân du kích và cùng nhân dân địa phương một số ở lại không di dời sơ tán. Lúc đấy tuyến lửa Vĩnh Linh có nhiều hầm chữ A hầm chữ U bị bom Mỹ dội sập và khá nặng bị sát thương là rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là ai là người khởi đầu hầm Vịnh Mốc. Vâng đó là ông Lê Xuân Phi lúc đấy là đồn trưởng công an vũ trang 140 tỉnh đội Quảng Trị. Hàng năm ông đi khảo sát nhiều nơi để xây địa đạo đến thôn Vịnh Mốc ông thấy thế đất có độ kết dính cao có thể đào sâu được nên đã ra phương án chọn nơi này. Ông đã huy động những anh em trong đồn ra để đào giếng từ ba cái giếng đào được nối với nhau thành địa đạo. Cách nối với nhau để không bị chênh lệch cần phải thẳng. Để làm được điều đó dân ta đã cắm ba cái đèn thẳng nhau thì đó sẽ làm đường thẳng. Nếu ba cái đèn không thẳng thì sẽ bị lệch. Thật kỳ lạ dù ông chỉ học hết lớp 4 trường làng và dụng cụ hiện đại nhất trong tay ông là chiếc la bàn cũ người con của đất đầu sóng ngọn gió nơi chiến tranh khốc liệt trong năm tháng chống Mỹ đã thiết kế đầy sáng tạo hệ thống các căn hầm mà cho đến hôm nay từng đoàn du khách trong nước và quốc tế đến đây vẫn không khỏi trầm trồ thán phục trước sự kiên cường bất khuất ý chí nghị lực và sức sống phi thường mãnh liệt của những con người trong thời kỳ lịch sử đầy hào hùng và bi tráng. Ý tưởng ban đầu của ông là một chiếc hầm chữ U chiều dài mỗi cạnh 10m hướng ra biển để cái quan sát máy bay địch từ phía biển vào. Tuy nhiên địa đạo này chỉ có thể chống được bom đạn cỡ trung bình trở xuống với bom cỡ lớn thì nguy cơ sập hầm là rất cao. Đúng như điều ông lo lắng một địa đạo kiểu chữ U tương tự được người dân tự đào tại xã Vĩnh Giang đã bị bom đánh sập và hơn 100 cán bộ chiến sỹ bị vùi lấp trong hầm. Trăn trở nhiều ngày, ông nghĩ đến thiết kế một địa đạo sâu xuống lòng đất để bom đạn không thể khoan tới. Đầu năm 1966, ông đi khảo sát một lượt và ông đã tìm thấy nơi tích hợp nhất để làm địa đạo lớn, ông tự phác họa ra một sơ đồ đường hầm theo hướng Đông Tây. Bắt đầu từ căn hầm chữ U lộ trình của địa đạo được thiết kế tỉ mỉ từ đường giao thông hào phía trên đến hầm lán trại. Hầm chữ A cuối cùng mới đến địa đạo do vậy Mỹ có phát hiện địa đạo cũng rất khó vào được khu vực trung tâm đồn não của chúng ta. Phía dưới lòng đất điều quan trọng nhất để công trình địa đạo này thành hình ngài là phải đo được độ dốc của ngọn đồi so với mặt nước biển để tính độ sâu của từng tầng địa đạo. Ông nhóm họp các cán bộ lãnh đạo đồn công an 140 ai cũng vò đầu bứt tai không biết phải làm sao để có được thông số này một cách chính xác trong khi máy móc không có. Ông Viên nảy ra ý kiến đo thành từng đoạn từ trên đỉnh đồi xuống mỗi đoạn khoảng 1m một sợi dây được căng ra theo phương ngang từ điểm cao nhất rồi một sợi dây khác để kẹp chì dóng xuống để tính độc dốc của đoạn đó hết đoạn này lại do đoạn khác. Sau đó, ông cộng các thông số độ dốc và từng đoạn lại với nhau để thành kết quả cuối cùng để tạo tộng lực cho các đội đào địa đạo quân và dân ta tổ chức các đợt thi đua giữa các tổ nhóm. Tổ nào đào nhanh đào nhanh sẽ được phong là kiện tướng đào đất. Tổ nhanh hơn được phong là đại kiện tướng. Thực tế chỉ có ăn khoai sắn, tốc độ đào của quân dân Vĩnh Linh tăng đáng kể. Theo tính toán hầm được đào theo hướng Đông Tây vậy vì sao phải đào theo hướng Đông Tây lý giải cho việc đào địa đạo theo hướng Đông Tây đó là nếu Mỹ ném bom từ biển vào chỉ có thể phá một đoạn ngắn. Hầm phía đông phía tây nằm sâu trong lòng đất sẽ rất an toàn. Một tính toán của ông hết sức ly kỳ khoa học dưới đường đi là trục chính của địa đạo người dân Vĩnh Linh rất thông minh khi đào lỗ thông hơi phải cách trục chính 5m và được đào sâu hơn so với đáy địa đạo không phải 5m để phòng khi Mỹ ném bom bi cũng không vào được địa đạo mà chỉ lọt xuống đáy lỗ thông hơi. Kết thúc tầng 2 người dân Vĩnh Linh đào thêm tầng 3 của địa đạo. Dụng cụ đào hầm chỉ là cuốc xẻng xe cút kít để vận chuyển đất đào. Đào đất ở tầng 3 là tầng sâu nhất ban đêm thồ ra biển rồi lấp cát trắng xóa dấu vết toàn bộ công trình địa đạo có đến 10 hạng mục từ hầm cá nhân hội trường hầm chiến đấu khu cứu thương khu sinh họat gia đình, khu vệ sinh, giếng lấy nước,…
Nhà bảo tàng lưu dữ những hình ảnh chân thực lúc bấy giờ
Cộng với đó là 13 cửa ra vào đào xong địa đạo rồi nhưng ông Vi lại tính toán cẩn thận ông cho đào tiếp một đường rút lui theo hướng ngược lên mặt đất với chiều dài gần 60m có 2 tổ xung kích gồm 6 người dưới độ sâu 25m đáy tầng 3 đào ngược lên mặt đất suốt một tháng dòng. Đường thoát hiểm lên mặt đất được hoàn chỉnh sau 18 tháng đằng đẵng với hàng ngàn công lao động địa đạo Vịnh Mốc đã hoàn thành. Toàn bộ người dân Vịnh Mốc cùng lực lượng bộ đội kháng chiến thời điểm đó điều xuống địa đạo này sinh hoạt và chiến đấu nhờ thế đã bảo toàn được tính mạng trước hàng ngàn tấn bom đạn của Mỹ ném súng khu vực này. Theo thống kê có đến 18.000 thành công được huy động để đào địa đạo Vịnh Mốc trong hai năm địa đạo này được đào ở vùng đất đỏ Bazan từ năm 1965 và hoàn thành 2 năm sau đó là năm 1967 với tổng chiều dài trục chính hơn 2000m cứ 4m lại có một căn hộ gia đình rộng không phải 8m sâu 1,8 m dùng trong 4 người có không khí làm cho đất sét trong lòng địa đạo càng ngày càng cứng và chắc hơn nên nó vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến tận ngày hôm nay. Hai bên trục chính cách nhau tư 3m đến 5m lại khoét lõm sâu và thành một hầm nhỏ dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình địa đạo được cấu thành ba tầng. Tầng thứ nhất sâu hơn 12m dùng để cơ động chiến đấu và cư trú. Tầng 2 sâu hơn 18m là nơi sống và sinh hoạt của nhân dân đóng trụ sở của Đảng Ủy, Ủy Ban nhân dân và bộ đội chỉ huy quân sự. Tầng 3 là tầng cuối cùng sâu hơn 23m dùng để làm kho hậu cần và cung cấp cho Đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc. Ngay cả tầng 3 sâu nhất nhưng vẫn còn cao hơn mực nước biển 3m nên mọi sinh hoạt trong địa đạo vẫn diễn ra bình thường khi vào mùa mưa. Toàn bộ hệ thống Địa Đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài trong đó có 7 cửa thông ra biển 6 cửa thông lên đồi. Mỗi cửa hầm được coi như lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đề có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở. Cư dân Địa Đạo ít khi ra ngoài họ chỉ ra ngoài lúc cần thiết và không nguy hiểm. Vậy làm sao để quân và dân ta đào hầm mà quân Mỹ không thể phát hiện ra được. Đào hầm là công việc ai chưa làm vô cùng khó khăn phải linh hoạt sáng tạo thận trọng và cảnh giác không được để máy bay địch phát hiện thấy đất mới đào hoặc là thấy khói bay lên phải nhắm hướng để khi cùng đào trong bóng tối từ nhiều phía các đường hầm gặp nhau được. Chỉ trong 2 năm bằng công cụ thô sơ dưới mưa bom bão đạn người Vĩnh Linh đã tạo nên công trình khổng lồ có thể ví như một hệ thống lâu đài cổ dướng lòng đất phải đào tới 3 triệu 760.000 m khối đất đá. Vậy cuộc sống dưới hầm Địa Đạo diễn ra như thế nào? Chắc chắn chúng ta đã biết sống trên mặt đất đã không dễ dàng bây giờ tất cả mọi người đều sinh hoạt dưới hầm dẫn đến nhiều bất tiện. Thấy rõ cuộc sống địa đạo thiếu ánh sáng ẩm ướt vào mùa đông nóng bức vào mùa hạ điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên hầu như đa số cư dân địa đạo đều bị ký sinh trùng bạc da và các bệnh về xương mắt. Cuộc sống dưới lòng đất không phù hợp với con người luôn thiếu ánh sáng hầu hết các làng hầm đều tiết kiệm các chất liệu thắp sáng như dầu hỏa mở. Chỉ những lúc cần thiết như hội họp cấp cứu bệnh nhân chăm sóc trẻ sơ sinh mới dùng đèn. Ngoài ra, thiếu thốn lương thực thực phẩm là các nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất với cư dân địa đạo chỉ với một khỏang không gian 1,8m của đường hầm này nhưng cuộc sống bình thường đã tồn tại suốt nhiều năm trong lòng đất với đầy đủ khái niệm của sự sống như học hành vui chơi yên thương sinh con …. Để an toàn duy trì nói giống để có một người nối dõi các gia đình họ tộc cư dân địa đạo Vịnh Mốc phải chia ra sống ở nhiều hầm khác nhau trong thời gian sống trong địa đạo Vĩnh Linh đã có 60 đứa trẻ sinh ra riêng địa đạo Vĩnh Mốc đã có 17 đứa trẻ ra đời trong lòng địa đạo. Địa đạo là nơi ở của nhân dân trong những năm kháng chiến ác liệt lúc đông nhất có khoảng 1200 người sinh sống trong gần 2000 ngày đêm tồn tại trong lòng địa đạo này không một nào bị thương và đã có 17 em bé chào đời đủ nói lên giá trị và ý nghĩa của địa đạo Vịnh Mốc. Có nhiều căn hầm được tạo ra để làm phòng hộ sinh và nhà nuôi dạy trẻ. Nói chung đó là cả một xã hội thu nhỏ kỳ lạ chỉ có công việc Đồng Áng mới tranh thủ vào ban đêm hoặc hoặc sáng sớm trên mặt đất còn lại mọi việc khác đều phải làm dưới hầm. Những bữa ăn hết sức đạm bạc cốt sao đủ sức để làm việc chiến đấu và đối phó với giặc. Sự chịu đựng gian khổ hi sinh vì nghĩa lớn của người dân Vĩnh Linh là thật sự đáng khâm phục để duy trì sức chiến đấu lâu dài bền bỉ và chuẩn bị đương đầu với những thử thách mới có thể xuất hiện với bất kể mức độ và hình thức nào thì cần phải tổ chức được một xã hội sản xuất dưới lòng đất. Tốt nhất có thể đây chính là tư tưởng chiến tranh nhân dân hậu cần toàn dân và tại chỗ của chúng ta. Kẻ thù bay trên trời ngồi trong lầu năm góc làm sao có thể hiểu nỗi bên trong lòng đất cái trào lửa khủng khiếp này người ta có thể thản nhiên làm mọi việc bình thường như thể này còn đối với người Vĩnh Linh chân lý cuộc đời thật đơn giản đó là giặc đến thì phải đánh phải giữ đất phải đuổi chúng ra khỏi bờ cõi khỏi bầu trời. Đời này chưa xong thì đời sau phải tiếp bởi chẳng có cách nào khác tổ tiên ông cha ta đã làm thế nên ta không thể làm khác. Những người phụ nữ Vĩnh Linh họ thật sự là một niềm tự hào của chúng ta. Vai trò xúc tác của họ, cuộc sống và cuộc chiến là hết sức to lớn. Đằng sau nét hồn nhiên chăm chỉ duyên dáng bẩm sinh của các chị trên đồng ruộng là ý chí kiên cường là lòng can đảm bởi máy bay có thể ập tới bất cứ lúc nào và trong tích tắc họ phải lập tức trở thành người lính. Liệu đám phi công kia có hiểu được rằng đối thủ của họ chính là những cô gái xinh đẹp. Và khi chúng lao xuống cắt bom họ vẫn không chịu xuống hầm vẫn hiên ngang nhắm thẳng quân thì mà bắn khiến chúng phải đền tội hoặc nhục nhã đầu hàng. Ngoài trời đêm hỏa Châu rực lửa dưới hầm tiếng hát mừng thắng lợi vẫn ngân vang. Những bông hoa trong bão lửa này chính là những viên ngọc quý ở trên đời và đẹp phẩm giá bản lĩnh và lòng yêu đời của họ làm cho cuộc chiến bớt căng thẳng. Trên đời này không bao giờ có loại chiến tranh chung chung nhiều người tung hỏa mù. Ít nhất có hai loại tiêu biểu một là hai bên đánh nhau để tranh giành một gì đó. Hai là một bên xâm lực đàn áp một bên chống trả xua đuổi. Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công Hồ Chí Minh đã truyền thông điệp tới Hoa Kỳ nói rõ Việt Nam muốn hợp tác thân thiện với Mỹ nhưng tổng thống Trump đã phới lờ rồi ông ta bật đèn xanh cho con anh giúp Pháp chiếm đóng Đông Dương và trước khi kết thúc Điện Biên Phủ ông ta đã để lộ ý định nếu cần sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử để giải quyết chiến tranh tất. Biết bao sự lỳ tích ly kỳ của làng địa đạo Vĩnh Mốc của quả đồi trên biển đẹp như mơ tất cả đều là phi thường đều gần như vô tiền khoáng vận.
Ngày nay Địa Đạo Vịnh Mốc hấp dẫn du khách bốn phương
Vịnh Mốc thật ra chỉ là một trong 114 làng hầm của Vĩnh Linh nhưng nó tiêu biểu nhất hoàn chỉnh nhất và danh tiếng lừng lẫy nhất nên được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và cuốn hút du khách bốn phương và sức hấp dẫn của chúng không phải nằm ở quy mô tầm cỡ kích thước trên thế giới thiều gì những đường hầm lớn hơn dài hơn sâu hơn. Vấn đề là ở chỗ đây thật sự là một kỳ công vĩ đại dựa trên ba yếu tố đó là hoàn cảnh ra đời mục đích sử dụng và ý nghĩa nhân văn của nó. Công trình được kiến tạo dưới khói bom lửa đạn rực trời cực kỳ ác liệt. Mục đích của đường hầm là để bảo vệ sự sống và công cuộc chiến đấu chống xâm lược còn ý nghĩa nhân văn thì đó là cuối cùng cùng sức mạnh của sự sống đã chiến thắng sức mạnh hủy diệt. Văn Minh đã thắng bạo tàn đạo lý ở đời đã thắng gian tham hung ác và ý chí quật cường đã được đền đáp. Kính thưa quý vị có những vị khách tới thăm Vĩnh Mốc đầy dáng vẻ suy tư. Đó chính là những vị khách cũ một trong những người đã dội bom dữ dội tiêu diệt mảnh đất này. Trường hợp như những vị khách này bắt gặp không ít có những người được chính cha mình cử sang để tìm cách khắc phục hậu quả chất độc da cam do chính ông đã rải xuống Việt Nam. Tất cả họ đều đầy tâm trạng và vô cùng ngạc nhiên trước sự chịu đựng phi thường của những nạn nhân đã đứng dậy từ đống tro tàn với tấm lòng bao dung cao cả và đã sáng tạo ra kỳ quan vĩ đại này dưới lòng đất như biểu tượng bất diệt của văn minh trước dã man tàn bạo họ coi đó là ký ức đẹp đẽ bất tử trong lòng nhân loại về sự tích anh hùng và nổi đau nhân thế. Và đây chính là những giá trị ngược lại biểu tượng của tội ác của lòng hận thù khi tham vọng bá quyền bị thách thức các dân tộc và hậu thế hãy đời đời ghi nhớ hình ảnh tàn khốc man rợ và điên cuồng này họ đã quyết chí hủy diệt cả một đất nước không hề làm gì tới Mỹ. Liệu những hình ảnh này có phải là niềm kiêu hãnh vinh quang cho một đại cường quốc văn minh hay không có phải là điều hả hê mãn nguyện cho cả một đất nước khổng lồhay không. Lòng dạ kiêu căng ngạo mạn vô nhân khát máu này không thể để cho sau này lịch sử phán xét nó cần phải bị trừng trị và kết tội ngay chính nạn nhân của chúng bằng những chiến thắng hiển hách đã gánh vác sứ mệnh anh hùng làm việc đó và cũng chính họ đã mở lòng với những người Mỹ thiện tâm từ bên kia đại dương đến với những mảnh đất đầy vết thương. Phương pháp này đó là tấm lòng của Vịnh Mốc của người Vĩnh Linh của Quảng Trị từng bị san bằng trong chiến tranh vừa làm xong một cuộc hồi sinh vĩ đại. Tất cả họ đều là những người anh hùng là những tâm hồn cao thượng những tấm gương dũng cảm và những nhà sáng tạo tài ba đã làm nên tòa lâu đài huyền bí của chiến tranh trong lòng đất cả một đội quân hung hãn đương đầu thắng lợi với sức mạnh khổng lồ Hoa Kỳ. Những người nông dân nghèo làng Vịnh Mốc kể cả trẻ em đã viết nên khối tượng đài lộng lẫy về trí tuệ và bức phù điêu diễm lệ về lòng người để trở thành dòng ký ức thiên thu của lịch sử của thời gian và của niềm kiêu hãnh. Kỳ tích huyền thoại của mảnh đất nhỏ bé anh hùng này từ hơn nửa thế kỷ qua đã trở thành một trong những khúc ca êm đềm của thời đại có thể khích lệ vỗ về và xoa dịu biết bao trái tim nhân thế còn quý vị nghĩ sao về hầm hào này xin để lại bình luận. Kính chào và hẹn gặp lại.