Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng tại thị trấn Phong Nha – huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình, hiện nay là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là địa danh mà các nhà khoa học và các nhà thám hiểm hang động trên thế giới đều muốn đến học tập và nghiên cứu. Có những nhà khoa học đã giành cả cuộc đời để nghiên cứu nơi đây.
Vị trí: Nằm ở tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam; toại độ địa lý: 17021’12” đến 7044’51” vĩ độ Bắc; 105046’33” đến 106023’33” kinh độ Đông.
Diện tích: 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha).
Vùng đệm có diện tích 219.855,34 ha thuộc 13 xã (gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa; các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Phú Định, Hưng Trạch thuộc huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh).
Bản đồ tổng quan Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Xếp hạng UNESCO: Di sản Thiên nhiên Thế giới; tiêu chí (viii) địa chất, địa mạo (2003); tiêu chí (ix) hệ sinh thái và (x) Đa dạng sinh học (2015).
Xếp hạng quốc gia: Di tích Quốc gia đặc biệt (2009).
Địa chất – địa mạo:
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Namno của Lào tạo thành khối Karst rộng lớn Đông Nam Châu Á.
Phong Nha – Kẻ Bàng ngày nay là kết quả phát triển của 5 giai đoạn kiến tạo địa chất, từ kỷ Ordovician (464 triệu năm) đến Đệ Tứ. Điều này được minh chứng qua các phức hệ hoá thạch cổ sinh phong phú và đa dạng đại diện cho tuổi địa tầng khác nhau.
Tháp Karst cổ ở Phong Nha – Kẻ Bàng
Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi
Thực vật: Ghi nhận 2.952 loài thực vật thuộc 1.006 chi, 198 họ, 62 bộ, 11 lớp, 6 ngành, trong đó có 112 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 01 loài có tên trong các phụ lục CITES, 03 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP.
Quần thể bách xanh núi đá ở Phong Nha – Kẻ Bàng
Dân tộc: Ngoài người Kinh chiếm 83,1% tổng dân số, trong khu vực còn có nhiều tộc người khác nhau cùng sinh sống của 2 dân tộc chính là dân tộc Chứt (chiếm 4,3%, gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, A rem) và dân tộc Vân Kiều (chiếm 12,6%, gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì).
Bản làng người Vân Kiều
Hang Tám cô
Lễ hội Đập trống của người Ma Coong
Di chỉ khảo cổ: Ghi nhận 33 di chỉ khảo cổ có niên đại từ 3.000 – 12.000 năm trước. Một số di chỉ đặc trưng ở Phong Nha – Kẻ Bàng, gồm: Di chỉ hang Bi Ký trong động Phong Nha gồm bàn thờ Chàm, 97 ký tự cổ khắc trên vách đá, tượng đá, mảnh gốm và nhiều bài vị chứa đựng các thông tin văn hoá Chăm Pa; Di chỉ ở xã Hưng Trạch, Sơn Trạch gồm những ngôi mộ chum bằng gốm, khuyên tai, lưỡi rìu đồng chứa đựng các thông tin văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh.
Chữ Chăm cổ được khắc trong động Phong Nha
Nguồn: internet