Địa Đạo Vịnh Mốc “Huyền Thoại Trong Lòng Đất”

Địa Đạo Vịnh Mốc là một phần của hệ thống làng hầm của Vĩnh Linh, phân bố phạm vi  trong 15 làng xã. Hệ thống làng hầm và các công trình trong lòng địa đạo gồm 3 tầng, cách mặt đất từ 8-22.5 m, dài hơn 1000m, cao 1.7 -1.8 m. Dọc hai bên đường hầm có các vách ngách nhỏ sức chứa 2 đến 4 người. Trong địa đạo còn có các công trình khác như: bảng tin, nhà hộ sinh, giếng nước, trạm phẩu thuật, trạm xá, bếp nấu ăn, còn có hội trường sức chứa từ 50-60 người là nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ.

Khi chiến tranh đạt đến mức hủy diệt, ngay cả cỏ cây và côn trùng cũng bị thiêu cháy bởi hàng vạn tấn bom. Thì cuộc sống nơi này vẫn diễn ra tuần tự. Không thể tin được trong 2000 ngày đêm tồn tại, nơi đây không có người nào bị thương và có 17 em bé chào đời. Lời ru đã lấn áp tiếng bom. Ngày nay địa đạo Vịnh Mốc là nơi phát đi  sức sống của người Việt Nam, du khách không những trầm trồ trước hệ thống địa đạo mà còn chiêm nghiệm câu khẩu lệnh, trở thành triết lý cho cả dân tộc “ Một tấc không đi, một ly không rời”.

Bức tranh nổi tiếng “To Be Or Not To Be” (Tồn tại hay không tồn tại) tại phòng trưng bày của Địa đạo Vịnh Mốc (Ảnh: Phan Hoài An)

Vĩnh Linh là huyện phía bắc tỉnh Quảng Trị, bị chia cắt đôi bờ vĩ tuyến 17, theo hiệp đinh Giơ Ne Vơ năm 1954. Từ năm 1965 đế quốc Mỹ mở ra chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng công lực. Vùng đất Vĩnh Linh phía bắc sông Bến Hải thành túi bom, tuyến lửa của cuộc chiến. Trong thời gian Quảng Trị được giải phóng (1965 – 1972), mảnh đất chưa đầy 820 km2 phải chịu hơn nửa triệu tấn bom đạn.Trung bình 1 người dân chịu 7 tấn. Với ý chí “Một tấc không đi, một ly không rời”, bám trụ bảo vệ quê hương, giữ thông mạch máu chi viện cho tiền tuyến. Quân và dân tỉnh Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống  từ mặt đất xuống lòng đất kiến tạo làng hầm đồ sộ với 114 địa đạo, với độ dài hơi 40 km, cùng với giao thông hào hơn 2000 km, nối thông các làng hầm với nhau. Địa Đạo Vịnh Mốc là tiêu biểu nhất, một kỳ tích cho sự tồn tại để sống, độc lập tự do.

Trong vòng 3 năm từ năm 1965 đến năm 1968, vừa đánh giặc vừa đào địa đạo, làng Vịnh Mốc đã huy động 18.000 ngày công đào đắp 6000 m3 đất đá tạo nên trong lòng quả đồi đất đỏ ba gian một hệ thống đường hầm địa đạo chằng chịt với rất nhiều cửa ra vào từ các hướng, 4 đội đào 4 nhánh hợp thành lại một hệ thống thông suốt gọi là làng hầm bao quanh, bao quanh làng địa đạo có 8200 m giao thông, họ chiến đấu với khối lượng đất đá lên tới 3,76 triệu m3.

ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC – HUYỀN THOẠI TRONG LÒNG ĐẤT – MỘT THỜI KHỎI LỬA

Tiếng khóc của những trẻ sơ sinh vở òa trong lòng đất át tiếng bom rơi đó là một trong những huyền thoại của địa đạo Vĩnh Linh. Và hiện nay rất nhiều du khách đã đến nơi đây để khám phá, chiêm ngưỡng địa đạo Vịnh Mốc, “huyền thoại trong lòng đất”.

TOUR QUẢNG TRỊ DMZ MỘT NGÀY CHỈ 1.400.000 Đ

ĐẠI MỘC TRAVEL

HOTLINE: 0797 228 777

Bài viết liên quan