Nằm tại một vùng quê yên bình thuộc xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chùa Hoàng Phúc nổi bật với cảnh quang tuyệt đẹp, khởi nguồn là am Chi Kiến, chùa Kính Thiên dân gian thường gọi là chùa Trạm hay chùa Quan. Đây là một trong những địa danh lam thuộc loại cổ nhất trên đất miền trung với chiều dài lịch sử trên 700 năm từ sự kiện ghi dấu bước nhận hành hỏa của Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến Vân Du Phương Nam năm 1301 đến Am Chi Kiến để ở và thuyết pháp truyền giảng giáo lý phật giáo.
Ngôi chùa thiêng với hơn 700 năm tuổi
Đặc biệt vào năm 1716 chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa cho tu sửa lại Ngự để hai bức Hoành biểu kính thiên tự vô song Phúc địa tức là Đất Phúc khôn sánh và Ngự chế năm câu đối treo ở chùa. Đến năm 1821, vua Minh Mạng ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc cho tới ngày nay chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung có lịch sử hơn 715 năm. Vì tính từ năm 1301 là ngài Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi đi về phía Nam gặp vua Chế Mân thỏa thuận hai châu Ô, Châu Rý thì lúc đó đã có lịch sử ngôi chùa lúc đó là một cái am nhỏ tên gọi là Am Tri Kiến. Đến sau đời này các đời chúa Nguyễn Như chúa Nguyễn Hoàng năm 1609 ngài đã thăm ở đây rồi đến chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1716 đến vua Minh Mạng năm 1821 vua Thiệu Trị năm 1842 như vậy thì ngôi chùa đây đã có một lịch sử rất là dài từ ngài Trần Nhân Tông cho đến các vị vua chúa nhà nguyễn đến ghé thăm ngôi chùa chứng tỏ nó là một ngôi chùa lớn gọi là Quốc Tự.
Hình ảnh khuôn viên chùa Hoằng Phúc
Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc chùa Hoằng Phúc đã khẳng định vị trí trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quảng Bình nói chung và người dân Lệ Thủy nói riêng điều đó được minh chứng qua các sự kiện và sự kế tục không gián đoạn Từ khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông mang tư tưởng Phật Giáo về giáo hóa tại chùa Trải qua chiến tranh loạn lạc chùa Hoằng Phúc vẫn tồn tại và phát triển với nhiều lần trùng tu và phục dựng cho đến khi có hình dạng như ngày nay. Vào năm 2016 nhân dịp khánh thành chùa được trao bằng di tích quốc gia Việt Nam. Ngôi chùa được quy hoạch với toàn bộ Khuôn viên theo đúng không gian bố cục của kiến trúc chùa Việt truyền thống đó là gồm tam quan ngoại, tam quan nội, Tháp Phật Tam Bảo, chùa tả hữu hành lang, nhà thờ tổ am hóa vàng và các công trình phụ khác, ngôi chùa này nằm ở biên giới giữa Đằng Trong và đằng Ngoài cho nên nó có một cái yếu tố về chính trị cũng như là về tâm linh các vua chúa thời xưa họ đã quan tâm đến ngôi chùa này cho nên khi các nhà lịch sử cũng như là các nhà khảo cổ hoặc là các nhà văn hóa họ đã xác định được tính văn hóa lịch sử nên được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày 14-15 tháng Giêng chùa thường tổ chức lễ hội lớn được đông đảo người dân đến tham gia
Hiện nay người tham quan chùa vẫn còn thấy một dịch môn hình vòm trên có đắp bốn chữ Tả Quảng Độ môn bị rễ và thân cây cổ thụ bao khắp. Qua khảo sát cho thấy đây là một dạng cổng có quy mô ngay cả Kinh Đô Huế trong giai đoạn ấy dường như cũng không có được mấy ngôi chùa có kiểu tổ hợp cổng như thế. Dấu xưa vẫn còn hiện hữu nơi đây. Hiện tại chùa Hoàng Phúc vẫn lưu giữ được những hiện vật cổ xưa qua các thời đại như bộ tượng Ngọc Hoàng thế kỷ 19, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, chuông đồng nặng 80 kg cao 1,1 đường kính 0,5 được đúc từ thời vua Minh Mạng. Địa Tạng Vương Bồ Tát tượng Hộ Pháp, tượng Giám Trai Sứ giả bằng gỗ sơn son thếp vàng thế kỷ 19, tòa Cửu Long bằng đồng cao 62,5 cm cũng là một trong những báu vật quý hiếm của chùa. Năm 2016 chùa Hoằng Phúc Được Giáo hội Phật giáo Myanmar trao tặng một viên Xá Lợi xương của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni được đúc từ chùa Sagon ngôi chùa lớn và thiêng liêng nhất Myanmar.
Tả Quảng Độ môn bị rễ và thân cây cổ thụ bao khắp
Là một người con của Quảng Bình tôi không khỏi tự hào về những thắng cảnh và di tị lịch sử tại quê hương đặc biệt là chùa Hoàng Phúc. Đây là ngôi chùa có niên đại lịch sử lâu đời tại tỉnh Quảng Bình và cũng là nơi tôi hay chọn tìm về để thư thái về tâm hồn và tái tạo này năng lượng sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Vào tháng riêng âm lịch hàng năm lễ hội chùa Hoàng Phúc lại được tổ chức với quy mô lớn thu hút rất nhiều du khách và người dân cùng tham gia đây được xem là hoạt động nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân địa phương khơi dạy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tình đoàn kết lòng yêu nước. “Ngôi chùa này rất đẹp nó cũng rất cổ kín. Trước đây, chùa này cũng chỉ là một ngôi chùa rất nhỏ thôi. Sau đó thì chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm đã cùng nhau xây dựng nên một ngôi chùa hoành tráng và to như thế này dân địa phương và khách khách thập phương thì cũng cảm thấy vui mừng” – chia sẻ của một người dân địa phương. Thăng trầm của lịch sử chùa Hoằng Phúc đã trở thành một điểm đến Lý Tưởng để du khách gần xa đến cầu an, cầu phúc cho người thân bạn bè. Ngôi chùa cũng là một không gian để mọi người tìm về những yếu tố văn hóa tâm linh những giá trị truyền thống đắt giá của địa phương dân tộc.
Tư vấn du lịch: 0797 228 777